Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2010

Chiết cho phần đan cốt

Thông thường chúng ta chỉ dùng một kiểu chiết cơ bản, thông dụng nhất để chiết cho các kiểu đan, nhưng thực ra bạn nên tuân thủ nguyên tắc mũi đan thuận thì chiết kiểu mũi đan thuận, còn mũi đan nghịch thì chiết kiểu mũi đan nghịch, sợi dây len luôn được đặt đúng chiều của loại mũi đan thuận hay nghịch, như thế mép chiết sẽ đẹp hơn. Ví dụ với phần đan cốt, bạn chiết như sau:



Ở cuối đoạn video trên, người ta có so sánh hai kiểu chiết trên hai miếng len đan cốt, kiểu thông dụng làm cho miếng đan cốt bị cố định một mép, còn một mép co dãn. Còn kiểu chiết thứ hai linh động theo loại mũi đan thuận hay mũi đan nghịch mà vắt dây và chiết khác nhau thì giúp cho miếng đan cốt được co dãn đều cả hai mép sản phẩm, đúng với đặc trưng của đan cốt là tạo sự co dãn cao.

Chuyển màu len khi đan kim vòng

Chuyển màu len khi đan kim vòng cũng tương tự như chuyển màu len khi đan kim thường, chỉ cần bạn chú ý mũi đan đầu tiên và cũng là mũi đan cuối cùng của một vòng thì không đan, chỉ nhấc, sau đó vắt chéo hai sợi len sang nhau cho chắc và cũng là để đổi màu, rồi mới đan, theo hướng dẫn sau:

Chuyển màu len từ giữa dòng đan

Đôi khi bạn phải chuyển màu len nhiều lần, không từ đầu dòng đan mà từ giữa của dòng đan đan, bạn làm như sau:



Với cách chuyển màu len này, bạn có thể chuyển 2 đến nhiều màu len khác nhau, hay chuyển ở nhiều vị trí khác nhau, mà không bị những đường sợi lằng nhằng phía sau - mặt trái sản phẩm đan, có điều bạn phải cẩn thận với các sợi len dễ vướng víu rối rắm vào nhau.

Mũi đan hình quả mâm xôi

Để tạo bề mặt sản phẩm đan nổi rộp những quả len tròn nhỏ xíu như những quả mâm xôi, hay như những hạt ngô to đều nhau, bạn có thể làm như sau:

Đan quả len nhỏ

Những quả len tròn nho nhỏ thường được đan trang trí cùng với các đường đan vặn thừng, đan quả trám,... hoặc dùng làm cúc len, hoa len, v.v.v..
Nhiều người nghĩ rằng chỉ móc mới làm được những quả len như thế, nhưng không phải vậy, bạn có thể đan như sau:



Thường chúng ta không mấy khi đan riêng quả len nhỏ như trong video hướng dẫn, mà ngay trong lúc đan một miếng len to ta có đan xen kẽ thêm quả len nhỏ này luôn. Nguyên tắc cơ bản là thực hiện đan quả len trên một mũi đan đầu tiên, tiến hành quay kim đan nhiều lần mặt trước mặt sau của sản phẩm để đan, tăng dần số mũi đan rồi lại giảm dần, cho tới khi đan được 1 quả len nhỏ thì bạn lại tiếp tục đan miếng len to chứa quả len này như bình thường.

Ví dụ trong video sau bạn cần đan một quả len nhỏ ở vị trí giữa của hai quả len hàng dưới, đầu tiên bạn đan qua quả len nhỏ thứ nhất, đến vị trí giữa bạn bắt đầu đan quả len mới, bạn lật qua lật lại sản phẩm đan và đan như hướng dẫn, sau khi được quả len mới thì bạn lại tiếp tục đan bình thường đi qua quả len thứ hai hàng dưới đến kết thúc dòng đan:

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2010

Đan khuy ngang (sử dụng cách bắt/thêm nhiều mũi đan từ 1 mũi đan)

Khi cần tạo những khuy áo trên nẹp áo, khuy gài khăn trên khăn, hay một khe hở giống khuy, thì bạn làm như sau:



Cách tạo khuy ngang ở trên được tiến hành trên 2 hàng:

Hàng 1: Đan như bình thường tới chỗ cần tạo khuy thì chiết từng mũi một, chiết tới độ dài khuy vừa ý thì lại đan như bình thường.
Hàng 2: Đan như bình thường tới chỗ chiết tạo khuy thì dừng lại, lúc này chỗ chiết tạo ra một khoảng trống khiến bạn không thể tiếp tụ đan, bạn hãy quay ngược mặt sản phẩm đan và bắt đầu thao tác thêm mũi đan. Cách thêm mũi này gọi là Thêm mũi bắt mũi hoặc Thêm nhiều mũi từ 1 mũi đan (chú ý là các mũi đan không cùng chân, mỗi mũi có một chân riêng). Sau khi thêm đủ mũi đan vừa bằng số mũi đã chiết ở hàng 1, bạn quay lại mặt kia của sản phẩm đan và tiếp tụ đan như bình thường.
Hàng 3: Đan như bình thường.

Nói riêng về thao tác thêm nhiều mũi đan từ 1 mũi đan:

Bạn đan như một mũi đan thông thường nhưng bỏ qua thao tác rời mũi đan cũ ra khỏi kim đan trái, thay vào đó bạn xỏ luôn mũi đan mới tạo ở kim đan trái sang kim đan phải và tiếp tục lặp lại từ đầu để dần dà có thêm nhiều mũi đan.
Các mũi đan vừa thêm dù mũi đan sau được dựa vào đan từ một mũi đan trước nhưng chúng không cùng một chân như cách thêm mũi đan cùng chân, mỗi mũi đan mới có một chân riêng vì thế chúng được xem như những mũi bắt mới, có thể coi đây là một kiểu bắt mũi ngay khi đang đan.

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2010

Nối len

Khi đang đan mà cần nối thêm len, bạn làm như sau:



Chú ý 3 mũi đầu bạn dùng 2 sợi len cùng lúc, hai sợi thực ra là sợi mới chập đôi, để đầu sợi len được ghim chắc vào phía trong sản phẩm đan. Tới khi sang mặt đối diện thì 3 mũi cuối bạn đan tưởng như chập đôi từng mũi một, vì mỗi mũi lúc đó có hai sợi len cuộn lại.
Bạn cũng có thể dùng cách nối len này để cải màu len.

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2010

Chuyển màu len ngay từ đầu dòng đan

Muốn chuyển màu len ngay từ mép sản phẩm đan, bạn chỉ cần làm thao tác khá đơn giản như sau:



Hoặc cẩn thận hơn nhằm giữ đầu len nối được chắc chắn, bạn làm như sau:

Dỡ bớt hàng đan thừa

Ngoài cách rút kim đan ra khỏi sản phẩm đan, dỡ các hàng đan thừa rồi xỏ lại kim đan, bạn còn có một cách khác an toàn hơn (đỡ lo dỡ quá tay hay mũi bị tuột thêm) để dỡ hàng đan thừa:
Đầu tiên bạn dùng kim đan xỏ lại từng mũi ở hàng cần dỡ đến. Sau đó rút kim đan ở hàng đang đan thừa. Dỡ len (mạnh tay thoải mái mà không lo lắng có mắc thêm lỗi hay không, hi hi....) đến khi không dỡ được thì thôi, vì kim đan phía dưới đã giữa cố định mũi đan cho bạn rồi!:

Lấy lại cả hàng mũi đan bị tuột

Đôi khi bạn gặp sự cố kim đan tuột khỏi sản phẩm đan, ví dụ có bé con nào đó nghịch ngợm rút kim đan ra khỏi miếng đan của bạn. Hoặc đôi khi bạn đan thừa số dòng cần thiết, cần phải tháo kim đan để dỡ bớt hàng đan. Sau đó bạn phải làm thế nào để lấy lại mũi đan đã tuột khỏi kim đan?
Trước tiên bạn cần kiểm tra kim đan của mình có an toàn cho lần đan tiếp theo không, tức phải có một đầu được chặn. Sau đó bạn quan sát chiều của mũi đan, dùng tay vặn nó cho đúng chiều của loại mũi thuận hay nghịch và xỏ kim đan vào. Nếu sợi len nằm bên tay phải thì dùng kim đan trái để xỏ từ trái sang phải, nếu sợi len nằm bên trái thì dùng kim đan phải để xỏ từ phải sang trái. Cụ thể:
Lấy lại mũi đan nghịch bị tuột:

Lấy lại mũi đan bị tuột

Khi đang đan mà phát hiện có một mũi đan bị tuột mũi sa xuống hàng dưới, bạn đừng quá lo lắng, hãy lấy ngay một chiếc kim bằng găm mũi đan bị tuột lại để nó không tuột thêm nữa. Bình tĩnh đan từ đầu đến chỗ mũi đan bị tuột, mũi đó đã được ghim cố định, nó không tuột được thêm nữa đâu. Sau đó lấy kim móc để móc lại từng mũi ở từng hàng ở chính mũi đan đã ghim kim băng, móc đủ số mũi theo số hàng thì lại đan như bình thường:

Lấy lại mũi đan bị thừa

Khi lỡ đan thừa số mũi đan cần thiết bên kim phải, bạn phải lấy lại mũi đan sang kim trái. Cách lấy lại như sau:
Với mũi đan thuận:

Nhấc mũi đan

Nhấc mũi đan là nhấc mũi sang kim khác mà không cần đan. Slipping Stitches được viết tắt là Sl.
Nhấc mũi đan có thể theo chiều của mũi đan thuận, cũng có thể là theo chiều của mũi đan nghịch, có thể nhấc mũi từ kim trái sang kim phải hoặc nhấc mũi từ kim phải sang kim trái.
Thông thường yêu cầu nhấc mũi đan sl1 thì có nghĩa là nhấc một mũi đan theo chiều đan thuận từ kim trái sang kim phải. Còn các loại nhấc mũi khác thường được ghi chú thêm cho rõ.

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2010

Thêm mũi vắt dây - yo

Vắt dây vốn chỉ là một thao tác nhỏ trong nhiều thao tác làm nên một kiểu mũi đan, nhưng khi cần để thêm mũi đan thì chỉ cần một thao tác vắt dây ấy cũng có thể giúp bạn có thêm 1 mũi đan nữa.

Điểm đặc biệt của loại thêm mũi vắt dây là chúng luôn tạo một lỗ hổng trên sản phẩm đan. Bạn sẽ thường xuyên dùng kiểu thêm mũi này để tạo khuy áo, tạo các hoa văn lỗ thoáng hay tạo nền cho một vài mũi đan kiểu cách nằm quanh nó,....

Thêm mũi lọt khe - m1

Thêm mũi lọt khe dễ dàng hơn cho chúng ta thao tác, nhưng thường tạo một lỗ rỗng nho nhỏ dưới chân mũi đan thêm, với những sản phẩm đan không đòi hỏi kín đặc, hay nó vốn gồm những mũi đan rộng thoáng thì có thể dùng kiểu thêm mũi lọt khe này.


Lọt giữa khe tạo bởi hai mũi đan bao giờ cũng có đường len nối chúng với nhau, dùng kim đan nhấc sợi len nối này lên và đan nó như một mũi đan thường, Như vậy giữa hai mũi đan thường ta lại có thêm một mũi lọt khe.



Thêm mũi phải:



Thêm mũi trái:

Thêm mũi cùng chân

Thêm mũi cùng chân, giúp cho bề mặt len khi được thêm mũi khá kín và liềnn mạch, nhưng lại thường khiến chúng ta cảm thấy hơi khó khăn vì đan chật tay, có một số loại len không dùng được cách thêm này vì chỉ cần kéo hơi căng một chút là len dão ra.

Sau khi đan vào nửa trước mũi đan để được một mũi đan mới, ta không nhấc hết mũi đan cũ ra khỏi kim trái như thường lệ, mà tiếp tục đan vào nửa sau của mũi đan cũ để có thêm một mũi đan mới. Như vậy hai mũi mới bên kim đan phải sẽ có cùng một chân là mũi đan cũ ở kim đan trái.

Thêm mũi cùng chân đều là mũi thuận:



Thêm mũi cùng chân đều là mũi nghịch:

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2010

Đan chập nghịch 2 mũi nghiêng trái - ssp

Chú ý là đan chập nghiêng trái dù là đan thuận hay đan nghịch thì đều được đan vào nửa sau của mũi đan. Trong khi đan chập nghiêng phải thì lại được đan vào nửa trước của mũi đan.
Sau đây là cách đan chập nghịch 2 mũi nghiêng trái, ký hiệu tiếng Anh của nó là ssp:


Đan chập thuận 2 mũi nghiêng trái - ssk

Bạn có thể hình dung 1 ví dụ đơn giản sau: hai bên nách áo cần đan hẹp ngược chiều với nhau, vì cùng hẹp dần về phía giữa áo. Như thế sẽ cần đan chập nghiêng phải và cả nghiêng trái. Rất nhiều trường hợp khác khiến bạn cần sử dụng cách đan nghiêng 2 bên khác nhau, nên không thể sử dụng một cách đan chập.

Sau đây là cách đan chập thuận 2 mũi nghiêng trái, ký hiệu tiếng Anh của nó là ssk:

Đan chập nghịch 2 mũi nghiêng phải - p2tog

Đây là cách đan chập nghịch 2 mũi nghiêng phải, ký hiệu tiếng Anh của nó là p2tog:


Đan chập thuận 2 mũi nghiêng phải - k2tog

Đan chập 2 mũi là một trong những cách bớt mũi đan thông thường nhất, giúp cho sản phẩm đan co hẹp lại  hoặc tạo lõm một cách tự nhiên. Tuy vậy nếu muốn hẹp lại bên trái thì dùng cách  đan chập nghiêng trái, và ngược lại muốn co hẹp bên phải thì dùng cách đan chập nghiêng phải.

Đây là cách đan chập thuận 2 mũi nghiêng phải, ký hiệu tiếng Anh của nó là k2tog:


Đan ống to bằng kim đan vòng

Đan ống to hay đan quây, đan vòng,... thường dùng để đan mũ, đan khăn hai lớp, đan phần thân áo liền không cần khâu ráp nối, đan ống tay,...
Dụng cụ đan thường là kim vòng, hoặc bộ kim hai đầu gồm nhiều kim. Đây là cách đan ống to bằng kim vòng:

Đan ống nhỏ - 3 đến 6 mũi đan

Dùng kim đan hai đầu để đan ống nhỏ, đây là kiểu đan ống nhỏ nhất chỉ gồm 3 mũi đan, thường dùng làm dây buộc, dây đeo cổ, dây trang trí,...

Bạn có thể đan ống nhỏ bằng 3 - 6 mũi đan theo cách tương tự như trên.

Đan cốt nổi gân - 1 mũi nhấc, 1 mũi chập

Đan cốt nổi gân là kiểu đan cốt thường sử dụng cho đan khăn nam hoặc đan các sản phẩm cần co giãn nhiều, cần độ phồng xốp.

Đan cốt cơ bản -

Đan cốt là đan xen kẽ, lặp lại một cách hệ thống giữa mũi thuận và mũi nghịch. Đan cốt cơ bản nhất thường xen kẽ 2 mũi thuận và 2 mũi nghịch:



Hoặc đan cốt xen kẽ một 1 mũi thuận 1 mũi nghịch:



Chú ý: khi đang đan mũi thuận mà muốn đan mũi tiếp theo là mũi nghịch thì bạn cần phải vắt dây cho thuận với loại mũi đó. Mũi thuận cần dây ở mặt dưới còn mũi nghịch cần dây ở mặt trên.

Đan trơn

Đan trơn là đan thuận ở một mặt sản phẩm, còn mặt kia đan nghịch:

Chiết mũi đan bằng hai kim đan

Khi kết thúc sản phẩm đan, bạn cần chiết mũi đan. Có nhiều cách chiết. Đây là cách chiết mũi đan thông thường nhất, với hai kim đan mà bạn đang đan trên tay.

Mũi đan nghịch

Mũi đan nghịch:

Mũi đan thuận

Chỉ có hai loại mũi đan cơ bản nhất, nhưng lại gây tranh cãi nhất về tên gọi của chúng, trong khi các bạn miền Nam gọi là đan lên, thì các bạn miền Bắc lại gọi là đan xuống và ngược lại.
Tạm gọi knit là mũi đan thuận, và ngược lại purl là mũi đan nghịch.
Video clip này hướng dẫn các bạn cách đan mũi đan thuận.

Bắt mũi đan bằng một kim đan

Đây là cách bắt mũi đan phổ biến, tay phải dùng một kim đan để lùa mũi đan từ sợi len bên tay trái.